Before You Buy - What to Look for on Household Cleaner, Sanitizer, and Disinfectant Labels - Vietnamese
ID
FST-420NP
Giới thiệu
Có rất nhiều sản phẩm bạn có thể mua để làm sạch, sát khuẩn và/hoặc khử trùng các bề mặt trong nhà của bạn. Một số sản phẩm được pha chế và sẵn sàng sử dụng (ví dụ: dung dịch xịt pha sẳn như 409, hoặc Khăn ướt khử trùng Clorox). Có một số sản phẩm bạn cần pha loãng trước khi sử dụng (ví dụ: thuốc tẩy và nước) (xem FST-386NP). Những thông tin quan trọng cần biết có thể tìm thấy trên nhãn sản phẩm. Tài liệu này sẽ hướng dẫn bạn cách tìm thông tin trên nhãn dễ dàng. Nhãn sẽ cho bạn biết sản phẩm có thể được dùng như một chất tẩy rửa, chất sát khuẩn và/hoặc chất khử trùng, những bề mặt bạn có thể dùng nó, cách sử dụng an toàn để dùng sản phẩm đúng cách và không gây hại. Nhìn chung, nhãn là chìa khóa để xác định xem sản phẩm có thể được sử dụng theo cách bạn muốn hay không.
Khi mua hàng, hãy đọc nhãn để tìm mục đích, các hướng dẫn, và các bề mặt có thể sử dụng sản phẩm.
Làm sao để phân biệt chất tẩy rửa, chất sát khuẩn hoặc chất khử trùng? Tôi có thể sử dụng nó để làm gì?
Nhìn sơ qua, nhãn có thể cung cấp cho bạn một cách khái quát sản phẩm đó có thể dùng cho việc gì (Hình 1). Các quảng cáo như "chất tẩy rửa đa năng", "xà phòng rửa chén", "để sát khuẩn", hoặc "để khử trùng" có nghĩa là sản phẩm có thể được sử dụng cho những mục đích nêu trên. Một số có thể chỉ có thể xài một lần (ví dụ: xà phòng rửa chén), có thứ có thể có xài nhiều lần (ví dụ, chất tẩy rửa, chất sát khuẩn hoặc chất khử trùng dựa trên thời gian tiếp xúc với bề mặt).
Hình 1. Ví dụ về nhãn chỉ cách sử dụng sản phẩm. (Ảnh: Keri Rouse, Virginia Seafood AREC).
Tôi có thể sử dụng nó ở đâu?
Chất sát khuẩn hoặc khử trùng có thể chỉ được sử dụng trên "bề mặt cứng, không xốp", chẳng hạn như bàn không phải làm từ gỗ, mặt bếp, tủ, tay cầm bồn rửa, tay cầm tủ lạnh, và công tắc đèn (Hình 2). Có sản phẩm có thể dùng trên các bề mặt tiếp xúc với
thực phẩm như bát đĩa, dụng cụ nấu ăn và mặt bàn bếp. Hóa chất có thể làm hỏng một số bề mặt nhất định, hoặc có thể để lại dư lượng thấm vào thực phẩm của bạn (tiềm ẩn gây hại do tiếp xúc với hóa chất).
Nếu hướng dẫn ghi "chỉ sử dụng giặt ủi" và "làm sạch thông thường", sản phẩm này chỉ áp dụng cho các bề mặt tiếp xúc phi thực phẩm. Nó có thể không phù hợp để sát khuẩn hoặc khử trùng cho các bề mặt tiếp xúc với thực phẩm.
Hình 2. Ví dụ về nhãn chỉ ra những bề mặt để sử dụng sản phẩm. (Ảnh: Keri Rouse, Virginia Seafood AREC).
Tôi có thể sử dụng ngay từ khi mua về?
Nhãn sẽ cung cấp cách hướng dẫn pha chế dung dịch làm sạch, sát khuẩn hoặc khử trùng trước khi sử dụng (Hình 3). Nhãn cũng có thể cung cấp hướng dẫn cách sử dụng sản phẩm trực tiếp từ chai, nếu đã được pha trộn sẵn.
Hình 3. Ví dụ về nhãn chỉ ra cách trộn hóa chất với nước dựa trên mục đích sử dụng. (Ảnh: Keri Rouse, Virginia Seafood AREC).
Có luôn cần rửa sạch lại sau khi sử dụng chất sát khuẩn hoặc khử trùng không?
Nhãn sẽ cho bạn biết nếu cần rửa lại bề mặt bằng nước sau khi áp dụng chất khử trùng hoặc chất khử trùng (Hình 4). Thông thường nhà sản xuất sẽ ghi chú hướng dẫn này, nếu nồng độ hóa chất trong dung dịch mạnh, và nếu bề mặt sẽ tiếp xúc với thực phẩm. Rửa bằng nước loại bỏ dư lượng hóa chất trên bề mặt để không chuyền sang thực phẩm, rồi lan qua con người. Do chất khử trùng thường có nồng độ hóa chất cao hơn chất sát khuẩn, hướng dẫn rửa lại bằng nước thường được tìm thấy trên các hóa chất được sử dụng làm chất khử trùng.
Dung dịch ướt phải ở trên bề mặt bao lâu để đủ "thời gian tiếp xúc"?
Thời gian tiếp xúc là khoảng thời gian cần để dung dịch sát khuẩn hoặc khử trùng làm công việc diệt vi trùng trên một bề mặt; thông thường thời gian tiếp xúc dài hơn khi khử trùng. Bạn có thể cần phải áp dụng lại dung dịch trên bề mặt, nếu nó khô trước khi hết thời gian.
Nhãn phải chỉ ra thời gian tiếp xúc, và những bước cần thực hiện khi hết thời gian đó (ví dụ: rửa lại bề mặt bằng nước sạch sau khi khử trùng).
Hình 4. Ví dụ về nhãn bao gồm hướng dẫn rửa lại với nước để loại bỏ dư lượng hóa chất. (Ảnh: Keri Rouse, Virginia Seafood AREC).
Tham khảo
Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC). 2021. Làm sạch và vệ sinh bãi biển sau trường hợp khẩn cấp. Nguồn: https://www.cdc.gov/disasters/bleach.html
CDC. 2021. Vệ sinh và Sát khuẩn tại nhà. Nguồn: https://www.cdc.gov/healthywater/emergency/hygiene-handwashing-diapering/household-cleaning-sanitizing.html
Cơ quan Bảo vệ Môi trường Hoa Kỳ (EPA). 2020. Sự khác biệt giữa các sản phẩm khử trùng, sát khuẩn, và làm sạch bề mặt là gì? Nguồn: https://www.epa.gov/coronavirus/whats-difference-between-products-disinfect- sanitize-and-clean-surfaces
Tài liệu bổ sung
Làm sạch, sát khuẩn, khử trùng và tiệt trùng. Sự khác biệt là gì? FST 386NP. Nguồn: https://resources.ext.vt.edu/contentdetail?contentid=3198
Lời cảm tạ
Công việc này được hỗ trợ bởi Chương Trình Tài Trợ Sáng Kiến Nghiên Cứu Nông Nghiệp và Thực Phẩm A4131 (cấp số 2020-68003-32876, "Tổng hợp khái quát những vấn đề cung cấp thực phẩm từ nông trại đến bàn ăn trong dịch COVID- 19” của Viện Lương thực và Nông nghiệp Quốc gia thuộc Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (U.S. Department of Agriculture’s National Institute of Food and Agriculture).
Virginia Cooperative Extension materials are available for public use, reprint, or citation without further permission, provided the use includes credit to the author and to Virginia Cooperative Extension, Virginia Tech, and Virginia State University.
Virginia Cooperative Extension is a partnership of Virginia Tech, Virginia State University, the U.S. Department of Agriculture, and local governments. Its programs and employment are open to all, regardless of age, color, disability, sex (including pregnancy), gender, gender identity, gender expression, genetic information, ethnicity or national origin, political affiliation, race, religion, sexual orientation, or military status, or any other basis protected by law.
Publication Date
February 25, 2022